Thần xã và việc cúng bái Inari_Ōkami

Bài chi tiết: Đền thờ thần Inari

Inari là một vị thần nổi tiếng với những đền thờ và ngôi chùa nằm dọc trên hầu hết lãnh thổ Nhật Bản. Theo một khảo sát năm 1985 bởi Hiệp hội Quốc gia về Thần xã, 32.000 đền thờ—chiếm hơn một phần ba số Thần xã ở Nhật Bản—là để thờ Inari.[21] Con số này chỉ bao gồm Thần xã có tu sĩ cư trú lâu dài; nếu tính cả đền thờ nằm bên đường hoặc đền thờ nhỏ, đền thờ xây trong nhà hoặc văn phòng công ty, đền thờ nhỏ hơn không có tu sĩ cư trú lâu dài và chùa của Phật giáo, con số này sẽ tăng lên ít nhất là mười lần ("an order of magnitude").[22]

Các lối vào một đền thờ thần Inari thường được đánh dấu bằng một hoặc nhiều torii màu đỏ son và một vài bức tượng của kitsune, thường được trang trí bằng yodarekake (yếm bằng vàng mã) màu đỏ của các tín đồ với sự tôn trọng. Màu đỏ này đã trở thành nhận diện cho Inari, vì sự phổ biến của việc sử dụng nó trong đền thờ Inari và các torii của đèn.[23] Đền thờ chính là đền Fushimi InariFushimi, Kyoto, Nhật Bản, nơi mà các con đường dẫn lên ngọn đồi của đền thờ được mang phong cách trang trí đặc trưng. Các bức tượng kitsune đôi khi được làm theo hình dáng của Inari, và chúng thường đi theo cặp, đại diện cho một nam và một nữ.[24] Những bức tượng cáo này đều giữ một vật biểu tượng trong miệng hoặc nằm dưới chân trước—thường gặp nhất là một viên ngọc và một chìa khóa, nhưng một bó lúa, một cuộn giấy hoặc một con cáo con cũng thường được bắt gặp. Hầu như tất cả các đền thờ Inari, không kể nhỏ tới đâu, đều có đặt ít nhất một cặp tượng như vậy, thường ngồi chầu hoặc trên bàn thờ, hoặc ở phía trước của điện thờ chính.[24] Các bức tượng hiếm khi tả thật; chúng thường được cách điệu hóa, mô tả một con vật đang ngồi nhìn về phía trước với đuôi của nó đang vẫy trong không khí. Mặc dù có những đặc điểm chung, các pho tượng đều có những nét riêng một cách tự nhiên; không có hai pho tượng nào giống hệt nhau.[25][26]

Việc cúng gạo, sake và các loại thực phẩm khác được thực hiện ở đền thờ để dỗ dành và làm hài lòng các sứ giả kitsune, người này sau đó được dự kiến sẽ khẩn cầu với Inari trên danh nghĩa của tín đồ.[27] Inari-zushi, một món sushi có dạng cuộn trong vỏ đậu phụ rán dạng bao (aburaage), là một tập tục cúng dường phổ biến khác. Đậu phụ rán được tin là một loại thức ăn ưa thích của những con cáo Nhật Bản, và một cuộn cơm Inari-zushi được làm nhọn ở các góc để tượng trưng cho tai cáo, do đó tăng cường sự liên kết với chúng.[28] Các tu sĩ không thường cúng thức ăn này cho vị thần, nhưng người ta thường thấy các cửa hàng nằm dọc đường dẫn tới một đền thờ Inari có bán đậu phụ rán cho người muốn cầu khấn.[29] Các bức tượng cáo thường được dâng cho các đền thờ Inari bởi những người thờ phụng, và vì các lý do một con cáo được nhồi bông và được treo lên là đại diện cho đền thờ. Tại một thời điểm, vài đền thờ là nơi trú ngụ của những con cáo thật rất được tôn kính, nhưng điều này không phải là thực tế hiện nay.[30]